Sàn giao dịch MEXC/Learn/Hướng dẫn người mới/Chỉ báo Kỹ thuật/Phân tích các chỉ báo kỹ thuật phổ biến trong thị trường tiền mã hoá

Phân tích các chỉ báo kỹ thuật phổ biến trong thị trường tiền mã hoá

Bài viết liên quan
16/07/2025MEXC
0m
Chia sẻ đến

Phân tích chỉ báo kỹ thuật đề cập đến phương pháp phân tích định lượng được sử dụng để đánh giá xu hướng thị trường, dựa trên các phương pháp thống kê nhất định và công thức tính toán phức tạp. MEXC cung cấp nhiều chỉ báo phân tích kỹ thuật. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu một số chỉ báo kỹ thuật thường được sử dụng.

1. Đường trung bình động (MA)


Đường trung bình động (Moving Average - MA) hiển thị giá trung bình của tài sản trong một khoảng thời gian nhất định dưới dạng đường thẳng. Các loại đường trung bình động bao gồm đường trung bình động đơn giản (SMA), đường trung bình động hàm mũ (EMA) và đường trung bình động có trọng số (WMA).



1.1 Ưu điểm của đường trung bình động


1) Làm mượt biến động giá: Đường trung bình động có thể lọc bỏ các biến động giá ngắn hạn, từ đó giúp việc nhận diện các xu hướng thị trường dài hạn trở nên rõ ràng hơn.

2) Cung cấp các mức hỗ trợ và kháng cự: Đường trung bình động có thể đóng vai trò tham chiếu cho các mức hỗ trợ và kháng cự. Khi xu hướng giá cắt lên trên đường trung bình động, có thể đóng vai trò hỗ trợ và ngược lại.

3) Xác định đảo chiều xu hướng: Đường trung bình động có thể được sử dụng để xác định các điểm đảo chiều xu hướng. Ví dụ: Khi đường trung bình động ngắn hạn cắt lên trên đường trung bình động dài hạn, điểm cắt này được gọi là "Golden Cross" và có thể báo hiệu sự bắt đầu của một xu hướng tăng.

1.2 Nhược điểm của đường trung bình động


1) Độ trễ: Các đường trung bình động có độ trễ do được tính toán dựa trên dữ liệu giá trong quá khứ và không thể cung cấp tín hiệu mua và bán theo thời gian thực. Đối với những thị trường thay đổi nhanh chóng, đường trung bình động có thể không nắm bắt kịp thời biến động giá.

2) Không hiệu quả trong các thị trường không có xu hướng: Đường trung bình động có thể không cung cấp tín hiệu hiệu quả khi thị trường điều chỉnh hoặc biến động. Chỉ báo này phù hợp hơn với những thị trường có xu hướng rõ ràng.

3) Tiềm ẩn tín hiệu sai: Đường trung bình động có thể bị ảnh hưởng bởi biến động giá bất thường, dẫn đến những phán đoán không chính xác. Nếu giá dao động xung quanh đường trung bình động, có thể tạo ra tín hiệu mua và bán sai.

2. Đường trung bình động hàm mũ (EMA)


Đường trung bình động hàm mũ (Exponential Moving Average - EMA) có trọng số cao hơn đối với dữ liệu giá gần đây, vì vậy phản ứng nhanh hơn với biến động giá. EMA có thể được sử dụng để nắm bắt xu hướng ngắn hạn và xác định xu hướng đảo chiều tiềm năng.


2.1 Ưu điểm của đường trung bình động hàm mũ (EMA)


1) Phản ứng nhanh hơn với biến động giá: Vì EMA tính trọng số cao hơn cho dữ liệu giá gần đây nên có thể phản ứng nhanh hơn với biến động giá.

2) Hiệu ứng làm mượt tốt hơn: Mặc dù EMA nhạy cảm hơn với giá gần đây nhưng vẫn có thể làm mượt các biến động giá và cung cấp một đường xu hướng tương đối ổn định. So với đường trung bình động đơn giản (SMA), EMA có thể giảm độ trễ hiệu quả hơn.

3) Khả năng thích ứng mạnh mẽ: Vì EMA nhạy cảm hơn với dữ liệu giá gần đây nên có thể thích ứng tốt hơn với biến động ở các thị trường khác nhau. EMA có thể nắm bắt chính xác hơn dao động giá khi thị trường thay đổi nhanh hoặc biến động mạnh.

2.2 Nhược điểm của đường trung bình động hàm mũ (EMA)


1) Tiềm ẩn tín hiệu sai: Vì EMA nhạy cảm hơn với biến động giá nên có thể tạo ra nhiều tín hiệu hơn trong ngắn hạn, bao gồm cả tín hiệu sai. Nhà giao dịch cần sử dụng các chỉ báo và phương pháp phân tích khác để lọc ra các tín hiệu sai và xác nhận độ tin cậy của tín hiệu giao dịch.

2) Độ nhạy cao đối với đảo chiều giá: Do tính nhạy cảm với giá gần đây, EMA có thể cung cấp các tín hiệu sớm hơn trong quá trình đảo chiều giá. Điều này có thể có lợi cho nhà giao dịch ngắn hạn, nhưng nhà đầu tư dài hạn có thể cần xác nhận và phân tích thêm.

3. Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)


Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (Moving Average Convergence Divergence - MACD) tạo ra tín hiệu bằng cách tính toán chênh lệch giữa hai đường trung bình động và sự giao nhau của các đường trung bình này. Chỉ báo này được sử dụng để đo lường sức mạnh của xu hướng giá và khả năng đảo chiều. Chỉ báo MACD bao gồm ba phần: Đường trung bình động nhanh (Đường DIF), đường trung bình động chậm (Đường DEA) và biểu đồ (Cột MACD).


3.1 Ưu điểm của đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)


1) Theo dõi xu hướng: Chỉ báo MACD giúp theo dõi những biến động trong xu hướng giá. Tín hiệu mua được tạo ra khi đường trung bình động nhanh vượt lên trên đường trung bình động chậm từ bên dưới; tín hiệu bán được tạo ra khi đường trung bình động nhanh cắt xuống dưới đường trung bình động chậm từ trên xuống.

2) Hỗ trợ phân kỳ: Quan sát sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo MACD có thể giúp xác định khả năng đảo chiều giá. Phân kỳ dương và âm có thể cung cấp thêm tín hiệu giao dịch.

3.2 Nhược điểm của đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)


1) Độ trễ: MACD có độ trễ vì dựa trên tính toán đường trung bình động và có thể không nắm bắt được những biến động giá nhanh theo thời gian thực, dẫn đến độ trễ đáng kể.

2) Tín hiệu sai: MACD có thể tạo ra tín hiệu giao dịch sai trong một số điều kiện nhất định, đặc biệt khi thị trường đang điều chỉnh hoặc biến động. Những điểm giao nhau và thay đổi trong biểu đồ thường có thể tạo ra tín hiệu sai.

4. Dải Bollinger (BOLL)


Dải Bollinger (BOLL) đo lường biến động giá thị trường và cho biết tình trạng quá mua và quá bán. Dải Bollinger bao gồm ba đường: Dải trên (UP), dải giữa (MID) và dải dưới (DN).


4.1 Ưu điểm của dải Bollinger (BOLL)


1) Đo lường biến động: Khi giá biến động mạnh, độ rộng của dải Bollinger sẽ tăng; ngược lại, khi giá biến động ít hơn, độ rộng của dải sẽ thu hẹp lại. Những thay đổi về độ rộng của dải có thể cung cấp tín hiệu về mức độ tăng hoặc giảm của biến động thị trường.

2) Hỗ trợ và kháng cự: Dải trên và dải dưới của dải Bollinger có thể được xem là mức hỗ trợ và kháng cự của giá. Khi chạm vào dải trên, giá có thể sẽ thoái lui; khi chạm vào dải dưới, giá có thể sẽ phục hồi.

3) Đánh giá xu hướng: Dải giữa của dải Bollinger có thể được sử dụng để đánh giá xu hướng giá. Khi giá nằm trên dải giữa, cho thấy xu hướng tăng; khi giá nằm dưới dải giữa, cho thấy xu hướng giảm.

4.2 Nhược điểm của dải Bollinger (BOLL)


1) Độ trễ: Dải Bollinger có độ trễ nhất định do được dựa trên các đường trung bình động và tính toán độ lệch chuẩn.

2) Breakout giả: Trong một số trường hợp, giá có thể vượt qua dải trên hoặc dưới dải dưới nhưng sau đó quay trở lại trong dải. Điều này có thể dẫn đến các tín hiệu breakout giả và đánh lừa các nhà giao dịch.

5. Relative Strength Index (RSI)


Relative Strength Index (RSI) tạo ra một chỉ báo nằm trong khoảng từ 0 đến 100 bằng cách tính mức tăng và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian để phân tích các điều kiện quá mua hoặc quá bán. RSI là một chỉ báo để đánh giá mức độ và cường độ biến động giá của tiền mã hoá.


5.1 Ưu điểm của Relative Strength Index (RSI)


1) Tín hiệu quá mua và quá bán: Khi chỉ báo RSI vượt quá 70, cho thấy tình trạng quá mua, và khả năng thị trường điều chỉnh. Ngược lại, khi chỉ báo RSI giảm xuống dưới 30, báo hiệu tình trạng quá bán, và khả năng thị trường phục hồi.

2) Đo lường sức mạnh xu hướng: Khi chỉ báo RSI ở mức cao (Ví dụ: Trên 70), cho thấy xu hướng giá đang mạnh. Khi chỉ báo RSI ở mức thấp (Ví dụ: Dưới 30), cho thấy xu hướng giá yếu.

5.2 Nhược điểm của Relative Strength Index (RSI)


1) Tín hiệu nhiễu: Chỉ báo RSI có thể thường xuyên tạo ra tín hiệu sai khi thị trường biến động, dẫn đến các quyết định giao dịch không chính xác.

2) Cài đặt tham số: Cài đặt tham số của chỉ báo RSI (Chẳng hạn như chu kỳ thời gian tính toán) sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Các thị trường và chu kỳ thời gian khác nhau có thể yêu cầu cài đặt tham số khác nhau, do đó cần được điều chỉnh theo tình hình cụ thể.

6. Hướng dẫn cài đặt chỉ báo kỹ thuật trên MEXC


Chúng tôi sẽ thực hiện giao dịch Futures trên MEXC để làm ví dụ minh hoạ (Cách cài đặt cho giao dịch Spot cũng tương tự):

1) Truy cập trang web MEXC và đăng nhập vào tài khoản, sau đó nhấn vào [Futures] để vào trang giao dịch Futures.

2) Nhấn vào nút chỉ báo phía trên biểu đồ K-line.

3) Trên trang "Chỉ báo", chọn các chỉ báo bạn muốn thêm. Ví dụ: Thêm chỉ báo Đường trung bình động (MA) như trong hình bên dưới.

4) Nhấn [Xác nhận] để hoàn thành cài đặt chỉ báo.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin này không cung cấp lời khuyên về đầu tư, thuế, pháp lý, tài chính, kế toán hoặc bất kỳ dịch vụ liên quan nào khác cũng như không cấu thành lời khuyên để mua, bán hoặc nắm giữ bất kỳ tài sản nào. MEXC Learn chỉ cung cấp thông tin cho mục đích tham khảo và không phải là lời khuyên đầu tư. Vui lòng hiểu rõ đầy đủ những rủi ro liên quan và thận trọng khi đầu tư. MEXC không chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của người dùng.